Vai trò và ảnh hưởng của internet đối với đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi học sinh

Lứa tuối học sinh tiểu học

Học sinh bậc tiểu học là trẻ em nằm trong độ tuổi 6-11 rất hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Mỗi em đều tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện cũng như các hoạt động xã hội để đạt đến một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình.

Trong sáu năm đầu đời, các em tìm hiếu môi trường xung quanh qua bản năng và các giác quan. Ớ giai đoạn tiếp theo, lứa tuổi 6-11 sẽ tiếp cận thế giói thông qua lý trí và suy nghĩ. Do đó, đây là độ tuổi của những câu hỏi, trẻ có vô số câu hỏi đặt ra cho người lớn và cần câu trả lời hợp lý, không phải lấp liếm hay qua loa.

Trẻ em ở lứa tuổi tiếu học là thực thế đang hình thành và phát triển cả về sinh lý, tâm lý, từng bước gia nhập xã hội với mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội đê’ có thê’ nhận thức được những trò chơi, thông tin, hành vi mang tính chất xấu xuất hiện trên Internet.

Học sinh tiếu học có trí nhó trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn là trí nhớ từ ngữ – lôgích. Tư duy của học sinh độ tuổi này là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Chính vì vậy, khi sử dụng Internet (bao gồm các trò chơi điện tử, phim hoạt hình, hình ảnh…), rất có thê’ những mảng ghép về các hiện tượng xấu, chưa phù hợp vói lứa tuối sẽ được các em chụp lại, ghi nhớ và bắt chước theo một cách tự nhiên.

READ  Thời gian, tần suất học sinh truy nhập Internet

Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, từ lóp 6 đến lớp 9, có độ tuối từ 11 đến 15 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn mà chúng ta thường được nghe dưới các tên gọi như: “tuổi dậy thì”, “tuổi nổi loạn”, “tuối khủng hoảng”, “tuổi bất trị”… Đây là thời kỳ đánh dấu sự thay đổi của hàng loạt các yếu tố tâm, sinh lý ở học sinh, vói sự phát triển mạnh mẽ về chiều cao và thê’ lực, sự thay đổi về tỷ lệ cơ thể, các hormone sinh dục, sự phát triển năng lực nhận thức, tư duy và khả năng hình thành các mối quan hệ giao tiếp xã hội. Đây cũng là giai đoạn khiến cho không ít bậc phụ huynh đau đầu trước sự “khó bảo” của các con, thậm chí nhiều phụ huynh trở nên bất lực trước những thay đổi quá đột ngột về tính cách, sở thích ở con mình. Theo thống kê, có tói 30% số học sinh trung học cơ sở tham gia khảo sát cho rằng cha mẹ chưa hiểu nhu cầu và mong muốn của mình, 40% nghĩ rằng hay bị cha mẹ áp đặt và 50% cảm thấy ngại ngùng khi kế chuyện riêng cho cha mẹ nghe.

Khi bị áp đặt, chỉ 33% làm theo, số còn lại thường lựa chọn cách tâm sự vói bạn bè (24%), đặc biệt là nữ (29%) hoặc nghe nhạc để quên. Tuy nhiên, cũng nhiều bạn có biểu hiện phản ứng lại và không làm theo, trừ khi bị ép buộc (24%), tỏ rõ thái độ và không trả lời (15%) hoặc thậm chí cãi lại.

READ  Nguyên nhân nghiện game trực tuyến của học sinh

Theo lẽ thường, khi gặp vấn đề khó khăn, nhạy cảm, người mà trẻ ở độ tuổi mói lớn nên/muốn chia sẻ, tâm sự nhiều nhất là cha mẹ, người thân. Nhưng những năm gần đây, khi tiếp xúc với Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng, thì người được các em lựa chọn chia sẻ lại là bạn bè, thậm chí chỉ là những người các em quen biết trên Internet.

Đặc biệt, đây là độ tuổi dậy thì phô’ biến: 12 tuổi (nữ), 13 tuổi (nam) và gần 50% các em chưa được hướng dẫn về giới tính. Trẻ em trong lứa tuổi này thường tìm hiểu thông tin về cơ thể, tâm sinh lý chủ yếu qua cha mẹ (66%), Internet (63%) và bạn bè (41%). Khoảng 15% các em tuổi teen nói có người yêu, trong đó gần 40% không cho cha mẹ biết, một số khác (13%) cho rằng cha mẹ không quan tâm đến việc các em có người yêu hay không.

Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

Học sinh trung học phô’ thông, từ lớp 10 đến lóp 12, có độ tuổi đi học chuẩn là từ 16 đến 18 tuổi, tuy nhiên, một số trường họp đi học sớm hoặc muộn tùy thuộc từng hoàn cảnh. Học tập vẫn là hoạt động chủ yếu của học sinh ở lứa tuổi này nhưng có yêu cầu cao hơn về tính tích cực và tư duy độc lập của các em. Đây là độ tuổi rất nhanh nhạy vói những điều mói mẻ. Đồng thời, các em mong muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và có nhu cầu sống tự lập. Tính tự lập của các em thê’ hiện ở ba mặt: tự lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị.

READ  Địa điểm, cách thức học sinh truy nhập Internet

Nhu cầu giao tiếp vói bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thê phát triển mạnh. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra hiện tượng phân cực, có những người được yêu mến và có những người ít được yêu mến. Điều đó làm cho các em phải suy nghĩ về nhân cách và tìm cách điều chỉnh bản thân. Đặc biệt, ở độ tuổi này, khi học sinh phải chịu nhiều áp lực từ việc học tập thì lại ít nhận được sự chia sẻ từ phụ huynh, do phần lớn phụ huynh cũng phải đối mặt với các áp lực từ công việc, cuộc sổng. Thực trạng này khiến sự tương tác vói cha mẹ của học sinh trong độ tuổi bậc học trung học phô thông bị hạn chế, thậm chí cá biệt có hiện tượng các em không thích gần gũi, giao tiếp nhiều vói cha mẹ. Chính những đặc điểm tâm sinh lý trên đã góp phần dẫn tói tình trạng các em tiếp cận nhanh hơn vói mạng Internet và sử dụng vói những mục đích khác nhau.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *