Môi trường mạng xã hội bên cạnh những lợi ích mang lại thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro vô cùng nguy hiếm. Các thông tin bí mật cá nhân của học sinh khi cha, mẹ, người bảo hộ hoặc học sinh đưa lên mạng xã hội, vô tình sẽ tạo điều kiện cho kẻ xấu sử dụng vào mục đích xấu, kích động để vi phạm pháp luật. Vì vậy, bảo vệ học sinh trên môi trường mạng là vô cùng quan trọng.
Theo đó, cơ quan, tô’ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ học sinh khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người giám hộ học sinh có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng đê’ các em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng; cơ quan, tô’ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tô’ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bảo mật đời sống riêng tư cho các em học sinh theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm bảo vệ học sinh trên môi trường mạng như sau:
Thứ nhất, truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao năng lực bảo vệ học sinh trên môi trường mạng.
Các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông, các tô’ chức hoạt động vì trẻ em; các tô’ chức hoạt động trên môi trường mạng cần có trách nhiệm truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, phô biến kỹ năng cho cha, mẹ, người chăm sóc học sinh, giáo viên và các cơ quan, tổ chức có liên quan về lợi ích, ảnh hưởng tiêu cực của môi trường mạng đối vói học sinh; về việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại học sinh trên môi trường mạng căn cứ theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các lĩnh vực có liên quan.
Cha, mẹ, giáo viên, người giám hộ các em phải có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho học sinh khi tham gia môi trường mạng; các em học sinh có bôn phận tìm hiểu, tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, chia sẻ thông tin để bảo vệ học sinh trên môi trường mạng.
Thứ hai, bảo đảm an toàn cho học sinh trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng phải phối hợp với các co quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em, học sinh trên môi trường mạng; ngăn chặn thông tin gây hại cho học sinh nói riêng và trẻ em nói chung theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp, dịch vụ bảo vệ người dùng, đặc biệt là học sinh.
Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ những thông tin, dịch vụ gây hại, giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh.
Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có chế độ kiếm soát thời gian đê’bảo vệ trẻ em nói chung và học sinh nói riêng khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.
Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải xây dựng hoặc sử dụng, phô’ biến các phần mềm, công cụ bảo vệ học sinh trên môi trường mạng.
Thứ ba, các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho học sinh trên môi trường mạng.
Thông tin bí mật đời sống riêng tư, cá nhân của các em học sinh là các thông tin như tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân, nơi ở, quê quán, lóp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của học sinh; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân học sinh.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng khi đưa những thông tin bí mật về đời sống riêng tư của học sinh lên mạng phải được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc, giám hộ; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của học sinh đó.
Các cơ quan, tô’ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn những thông tin bí mật về đời sổng riêng tư của học sinh, gừi các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi học sinh cung cấp, thay đối thông tin bí mật đời sống riêng tư của mình cho người khác.
Cha, mẹ, người chăm sóc, giám hộ các em học sinh cũng như các cơ quan, tô’ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ học sinh theo quy định của pháp luật, có quyền yêu cầu các cơ quan, tô’ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật về đời sổng riêng tư của học sinh đê’ bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất cho các em.
Thứ tư, các biện pháp hỗ trợ, can thiệp khi học sinh bị xâm hại trên môi trường mạng.
Các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông cho trẻ em; các tô’ chức, doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có trách nhiệm tô’ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại mức độ an toàn cho học sinh khi các cơ quan, tô’ chức, cá nhân và học sinh gửi tới; công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến có độ an toàn cao đổi vói học sinh; bảo đảm việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp đối vói học sinh.
Cơ quan công an có trách nhiệm tô’ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp bảo vệ học sinh trên môi trường mạng.
Tóm lại, cùng với sự phát triển của xã hội, nhất là thời đại công nghệ thông tin phát triển vô cùng mạnh mẽ, Internet nói chung hay các trang mạng xã hội nói riêng, đã và đang ảnh hưởng rất lớn (cả tích cực và tiêu cực) đến mọi hoạt động học tập và sinh hoạt của giói trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Với đặc điểm nổi trội là tính kết nối nhanh, chia sẻ rộng rãi, chỉ cần một chiếc điện thoại hay một máy tính kết nối Internet, chúng ta có thể truy nhập và tham gia vào rất nhiều trang mạng khác nhau. Mặc dù mục đích, cách thức, mức độ tham gia mạng xã hội của mỗi học sinh là khác nhau nhưng có một điểm chung đó là các em xem nó như là một phần không thê’ thiếu trong đời sống tinh thần và học tập của mình.
Thực tế cho thấy, Internet mang lại hiệu quả to lớn cả trong học tập, sinh hoạt và đời sống xã hội cho học sinh, ngược lại cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Đặc điểm nổi trội của các trang mạng xã hội là thông tin nhanh, nhiều, nhung lại tràn lan, trong đó có cả thông tin vô bổ, chưa được kiểm chứng.