Thực trạng sử dụng Facebook của học sinh

Ra đời năm 2003 từ một phiên bản nội bộ của trường Đại học Harvard bởi sinh viên năm nhất Mark Zuckerberg, đến nay Facebook đã trở thành mạng xã hội thành công nhất thế giới với gần 1,5 tỷ người sử dụng, đưa người sáng lập của nó trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất hành tinh. Gần 20 năm thăng trầm, với những khoản đầu tư khổng lồ từ các tập đoàn lớn và những thương vụ sáp nhập tốn nhiều giấy mực của báo chí, đến nay Facebook được xem là cuộc sống thứ hai của rất nhiều người, trong đó có một bộ phận không nhỏ học sinh Việt Nam.

Bằng khả năng nhanh nhạy với những điều mới lạ, học sinh không khó đê’ nắm bắt phương thức sử dụng của một trang web kết bạn lớn như Facebook, khám phá mọi tiện ích và phát triển các mối quan hệ xã hội. Trong quá trình đó, nếu học sinh sáng suốt, Facebook sẽ trở thành công cụ đắc lực, hữu ích cho cuộc sống tốt đẹp hơn, ngược lại Facebook sẽ khiến các em lệ thuộc, thậm chí thay đổi cuộc sống của học sinh một cách tiêu cực.

Không khó khăn khi có thế tìm kiếm những bài phân tích, nghiên cứu và thông tin trên phương tiện truyền thông về diễn biến tâm lý khi tham gia Facebook. về mặt tích cực, người sử dụng Facebook biết thiết lập và duy trì tốt nhiều mối quan hệ, bên cạnh việc tìm lại những mối quan hệ từ lâu đã bị đánh mất. Hoặc nhận được nhiều cơ hội phát triển kinh tế và nghề nghiệp nhờ tận dụng được tính chất lan truyền của mạng xã hội. Ngoài ra, một học sinh cũng có thế phát triển cơ hội học tập thông qua sự kết nối của Facebook vói các thầy cô, gia sư và bạn bè cùng đam mê tri thức. Ngược lại, về mặt tiêu cực, nhiều nghiên cứu đã dẫn ra những dấu hiệu tâm lý điển hình như định hướng giá trị lệch lạc, tâm tính bất ổn, thái độ cư xử kém, thu hẹp “cái ta” và bành trướng “cái tôi”,… Hay một số nghiên cứu tìm ra các yếu tố cốt lõi dẫn đến chứng nghiện Facebook, đó là nhu cầu nổi bật, thay đổi tâm trạng, lòng khoan dung, phản hồi, xung đột và phản ứng mạnh.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *