Thực trạng nghiện game trực tuyến của học sinh

Game trực tuyến là một sản phẩm của công nghệ cao, của tri thức, cũng là trò chơi giải trí hiện đại và thông dụng vói học sinh ngày nay. Có thế nói, chơi game là để giảm bớt căng thẳng trong học tập nhưng ranh giới giữa giải trí và “nghiện ngập” ngày càng trở nên mong manh. Game trực tuyến đưa con người vào thế giới ảo được thiết kế vói các tính năng gần như thế giới thật, người chơi được tạo hình nhân vật và hòa mình vào một thế giới mới, mà ở đó người chơi có thể biến những điều kiện không thê thành có thể và có thể khẳng định mình trong thế giói ảo. Chính vì thế mà sức hút của game trực tuyến ngày càng được lan nhanh vào các trường học, khiến cho không ít học sinh bị cuốn vào vòng xoáy đó. Cũng không thể phủ nhận những lọi ích của game trực tuyến, song một khi đã nghiện game rồi thì ảnh hưởng của nó quả thực không hề nhỏ, không những ảnh hưởng kết quả học tập, sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cả nhân cách và lối sống. Điều đó khiến chúng ta không thể không lo lắng cho giới trẻ mà chủ yếu là các em học sinh, giói tri thức trẻ tương lai, là bộ mặt của xã hội, tương lai của đất nước. Do đó, vấn đề này thật sự là cần thiết và quan trọng, cần được nhanh chóng giải quyết.

Hiện nay, ở Việt Nam, tốc độ phát triển của game trực tuyến rất nhanh. Theo thống kê của Appota Esports, từ năm 2018 đến 2020, Việt Nam có số lượng người tham gia chơi game trực tuyến đã tăng lên gấp đôi, từ 15 triệu người lên gần 30 triệu người,… Tuy nhiều người sở hữu máy tính cá nhân của mình song số lượng các điểm kinh doanh Internet vẫn nhiều, đặc biệt là xung quanh các trường học. Trung bình mỗi quán nét chỉ rộng từ 25-30m2 nhung chủ quán thường tận dụng tối đa diện tích đê’ lắp đặt máy tính, chỉ đê’ lại một lối đi rất nhỏ, nhiều quán net còn mở nhiều dịch vụ khác như nước giải khát, mỳ tôm,… đê’ phục vụ cho các game thủ chơi thâu đêm. Những ngày hè nóng bức hay mùa đông lạnh giá, nhiều quán vẫn đông khách, trong đó có tói 95% là sinh viên, học sinh.

READ  Vai trò và ảnh hưởng của internet đối với đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi học sinh

Dưới đây là cách nhận diện một người mắc chứng nghiện game trực tuyến mà một số nhà nghiên cứu đã đưa ra:

– Ngồi chơi game trực tuyến hơn 5 giờ/ngày hoặc không có cảm giác về thời gian và không gian khi đang chơi game trực tuyến.

– Giấu gia đình, người thân đi chơi game trực tuyến.

– Quên mất các sự kiện quan trọng hoặc không thực hiện đầy đù công việc, giảm năng suất làm việc hoặc thờ ơ với các hoạt động xung quanh như học tập và làm việc.

– Tiếp tục chơi game trực tuyến bất chấp những trục trặc, khó khăn trong công việc, học tập và các mối quan hệ bạn bè, gia đình. Có những dấu hiệu của chứng suy nhược và có xu hướng hành xử như những hành vi trong game trực tuyến.

Người nghiện game là những người quên đi thực tại, đắm mình vào game, chăm chút cho nhân vật còn hơn là quan tâm đến bản thân và những người xung quanh mà không muốn tham gia các hoạt động xã hội khác. Họ hầu như không có các hoạt động xã hội và không có bạn bè. Nếu có, chỉ đơn giản là bạn bè trên thế giói ảo. Mọi hoạt động khác của người nghiện game đều thay thế bằng game. Khi tách khỏi game phản ứng của họ trở nên chậm chạp và kém linh hoạt. Những người nghiện game thường đứng trước nguy cơ làm tổn hại đến các mối quan hệ và nghề nghiệp của chính bản thân họ.

READ  Vai trò của Internet đối với học sinh

Theo một nghiên cứu mới đây, có tói 70% số đối tượng thích chơi game mang tính bạo lực, trong đó có 25% nghiện game nặng, tức là mỗi ngày nếu các em không được chơi game từ 1 đến 3 giờ thì không thê’ chịu được; 70% các em thường xuyên xem phim hoặc chơi các loại game sex (nhất là các em ở lứa tuổi 12-16). Trong game có đến 77% là bạo lực, 9% là cờ bạc và chỉ có 14% là giải trí. Trong khi đó, công tác quản lý trò chơi của các ngành chức năng thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập. Các trò chơi (game) mang hứng thú cho trẻ hầu hết đều là trò đâm chém, cướp giật, giết người, xâm hại tình dục. Khi quá đam mê, lại xa lánh vói đời thường, trẻ rất dễ bị ảo giác, mang nhân vật ảo, cuộc sống ảo ra cuộc sống thật. Từ đó, các hiện tượng giết người, cướp giật, hiếp dâm cũng dễ nảy sinh. Nhiều game thủ thường có các hành động liều lĩnh, coi thường mạng sống của mình và những người khác, coi thường các chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật. Theo lý giải của chuyên gia tâm lý, do các em không dám khám phá, chinh phục nhân vật ngoài đời, nên tìm đến nhân vật trong game. Khi đã bị nhiễm nặng, trở về thế giói thực thì các game thủ đã không thê’ kiểm soát được bản thân, dẫn đến tình trạng rối loạn tâm sinh lý, nảy sinh những hành động đồi bại, sẵn sàng hoạt động phạm tội.

READ  Nguyên nhân nghiện game trực tuyến của học sinh

Một dẫn chứng cụ thể cho trường hợp nghiện game trực tuyến ở giới trẻ hiện nay mà báo chí đã đăng tải, cảnh báo đến các bậc phụ huynh và thầy cô trong thời gian vừa qua là: Năm 2014, trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đã xảy ra vụ giết người gây hoang mang. Đối tượng gây án là Lê Hoàng Anh T (sinh năm 2000, trú tại tô’ 2, phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum), mói học hết lóp 6. Theo điều tra, xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ tại quán Internet, T đã dùng dao Thái Lan đâm chết Lê.K.N (sinh năm 2000, là bạn học chung trường với T). Hành động côn đồ, máu lạnh của T có ảnh hưởng không nhỏ từ việc nghiện game trực tuyến. Được biết, T thường bỏ học để chơi game mang tính bạo lực như “đột kích”, “liên minh”. Vụ việc trên báo động tình trạng học sinh nghiện game trực tuyến, dẫn đến sự rối loạn về tâm sinh lý và hành vi.

5/5 - (6 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *