Internet là một công cụ hữu ích trong thời đại công nghệ hiện nay. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ấn nhiều khía cạnh tiêu cực nếu bị lạm dụng và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường, đặc biệt là vói học sinh. Dưới đây là một số tác động tiêu cực của Internet đối vói học sinh:
Gây nghiện, ảnh hưởng đêh đòi sống thực tế
Sinh động, mới mẻ và hấp dẫn đó là những gì mà Internet đã mang đến cho đời sống con người.
Tuy nhiên, cũng giống như các thành tựu khoa học kỹ thuật khác, Internet đang bị lạm dụng và gây ra nhiều tác hại.
Hiện tượng nhiều học sinh “nghiện” các chương trình, trò chơi trực tuyến mà bỏ bê công việc, học tập không còn xa lạ. Nó đã gây ra nhiều tác hại đến cuộc sống của các em như bị ảo tưởng bởi các trò chơi có nội dung bạo lực, không lành mạnh, cho rằng cuộc sống ngoài đời thực là những gì đang diễn ra trong trò chơi, không phân biệt được thế giói thực và thế giói ảo, căng thẳng, hồi hộp vói các trò chơi trực tuyến, thậm chí là tham gia vào các game cờ bạc bất cứ lúc nào rảnh rỗi, đến mức quên ăn, quên ngủ… Hiện tượng này đang dần trở thành một tệ nạn xã hội. Nguy hiểm hơn nữa là hiện tượng các trang web đen, clip, hình ảnh phản cảm, không trong sáng, lành mạnh xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội và có lượng người truy nhập ngày càng nhiều vói tốc độ lan truyền rất nhanh.
SỐ lượng học sinh và các bạn trẻ biết sử dụng Internet sao cho hiệu quả nhất cũng chỉ chiếm số ít. Có những bạn sử dụng máy tính liên tục trong thời gian dài không kiểm soát được thời gian sử dụng Internet. Thậm chí là nhiều học sinh và các bạn trẻ có thê’ dễ dàng “kết bạn”, dễ dàng yêu đưong và cũng dễ dàng bị mắc bẫy. Đã có hàng trăm câu chuyện bị “lừa tình”, “lừa tiền” qua mạng xã hội. Đó là những cảnh tỉnh nghiêm khắc đối vói những người ảo tưởng mù quáng với thông tin chỉ có được qua mạng xã hội mà chưa được kiểm chứng, xác thực.
Việc sử dụng Internet thiếu khoa học, bị lạm dụng đang lấy đi sức lực, thời gian và trước hết là sự vô tư, trong sáng của tuổi trẻ, khiến học sinh không dành nhiều thời gian cho việc học hành, hoạt động ngoại khóa bổ ích, hiển nhiên sẽ dẫn đến việc không có cả thời gian cho gia đình, người thân.
Ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh
Việc quá lạm dụng Internet trong giải trí cũng dễ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối vói sức khỏe của người dùng, học sinh. Hiện nay, tuy chưa có những báo cáo chính thức của các cơ quan chức năng về ảnh hưởng của Internet đến sức khỏe của học sinh, nhưng trên thực tế đã ghi nhận được một số trường hợp thanh thiếu niên có những hiện tượng bệnh lý có liên quan đến Internet.
Theo báo tuoitre.vn rất nhiều học sinh cũng thừa nhận rằng, Internet có nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của các em. Theo một kết quả thống kê: “Có đến 62,65% sinh viên cho rằng Internet chiếm mất
thời gian để làm việc khác. Nhiều bạn cho rằng mình bị mệt mỏi, kết quả học tập giảm sút, mâu thuẫn vói bạn bè, bỏ học vì thức quá khuya. Thậm chí có bạn còn cho rằng mình bị lừa tình, tính cách bạo lực hon sau thời gian dài sử dụng Internet”.
Trên lý thuyết thì công nghệ không phải là “chất” trực tiếp gây tốn hại đến vấn đề sức khỏe ở học sinh, nhưng sử dụng quá mức và tập trung quá nhiều vào các thiết bị này có thể dẫn đến thói quen không lành mạnh, không chỉ ảnh hưởng đến thế chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh cũng như các bạn trẻ.
Tác hại của công nghệ đến sức khỏe
Theo một nghiên cứu gần đây thì thời gian ngồi trước màn hình thiết bị điện tử tỷ lệ thuận vói bệnh béo phì: trẻ em dành nhiều thời gian xem truyền hình, chơi game, sử dụng máy tính liên tục, ít dành thời gian tập thê dục thế thao, có xu hướng thích ăn đồ ăn nhẹ, đồ ăn nhanh nhiều chất béo sẽ làm các chất béo tích tụ trong cơ thế và sẽ dẫn đến bệnh béo phì. Béo phì có thê’ dẫn đến các bệnh như tự ti, trầm cảm, tiểu đường và các bệnh này không những tốn kém trong điều trị mà còn hết sức nguy hiếm khi tuổi đời của các em còn quá nhỏ.
Ảnh hưởng đêh ý thức, nhận thức và tư duy
Một trong những tác động tiêu cực của Internet đối vói học sinh đó là lười suy nghĩ, tư duy. Sống trong thời đại Internet, các em có thê’ dễ dàng truy nhập trực tuyến và tìm kiếm bất cứ điều gì mình muốn, từ các video âm nhạc, chương trình truyền hình yêu thích đến các câu trả lời khó ở bài tập về nhà.
Internet giúp học sinh không phải chờ đợi và cho kết quả ngay lập tức mà không cần mất công nghiên cứu. Lâu dần học sinh sẽ ỷ lại vào Internet mà không chịu động não suy nghĩ dẫn đến không hiếu sâu rộng các vâh đề được học, thiếu kiên nhẫn khi tư duy dựa dẫm vào những cái đã có sẵn thông qua mạng Internet,… đây là một điều không tốt đối vói học sinh đang trong độ tuổi dần phát triển đê’ trở thành người lớn.
Dành nhiều thời gian cho các thiết bị công nghệ có thê’ lấy đi sự bô’ ích từ các hoạt động khác như học tập, tập thê’ dục thê’ thao hoặc các hoạt động đội nhóm nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội.
Bên cạnh đó, nếu quá lạm dụng Internet trong giải trí thì ngoài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng, việc thường xuyên chơi game trực tuyến – loại hình giải trí thu hút rất đông người tham gia, đặc biệt là khi chơi thường xuyên trong thời gian dài giói trẻ sẽ dễ dẫn đến việc nghiện game, các em sẽ trở thành “con nghiện” quên cuộc sống thực tế, sa đà vào cuộc sống ảo và tìm mọi cách để thỏa mãn cơn nghiện của mình ngay cả khi phải thực hiện những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, người sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí dễ dẫn đến trầm cảm hơn.
Ảnh hưởng đến kết quả học tập, sự phát triển thể chất
Kết quả của một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy, những học sinh truy nhập Internet càng nhiều, kết quả học tập càng kém. Cụ thê’ có học lực giỏi, xuất sắc có sổ giờ truy nhập bình quân 17,6 giờ/tuần. Trong khi những sinh viên học yếu, kém có sổ giờ truy nhập Internet bình quân đến 31,9 giờ/tuần.
Một nền giáo dục toàn diện cần bảo đảm sự phát triển cả về thê’ chất lẫn tinh thần cho học sinh. Thời lượng dành đê truy nhập Internet nhiều liên tục sẽ ức chế sự phát triển thê’ chất của học sinh cả ở vùng nông thôn và thành thị.
Nạn bắt nạt, xâm hại quyên riềng tư trên mạng
124 trẻ em (22%) đã từng trải qua việc bị xâm hại tình dục trực tuyến. Chủ yếu các em trong độ tuổi 12-15 tuổi
Quyền riêng tư trên Internet
Theo sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2020: Năm 2019 Việt Nam có hom 66,2 triệu người dùng Internet, chiếm 68,7% dân số. Khi tham gia vào môi trường mạng, không chỉ người dùng nói chung mà đặc biệt là học sinh có nhiều lợi ích nhưng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. Điều này thê’hiện ở thực trạng mỗi ngày có tới hơn 720.000 hình ảnh xâm hại trẻ em được đưa lên mạng, hầu hết về bạo lực, xâm hại tình dục.
Cứ 4 trẻ em được hỏi thì có 1 em chia sẻ từng có trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội; 1/3 từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng xã hội. Trẻ em gái bị bắt nạt trên môi trường mạng cao gấp 3 lần trẻ em trai.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế cũng chỉ ra, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng đang là vấn đề đáng báo động. Năm 2018, Việt Nam có 706.435 vụ báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, sau Inđônexia. Theo các chuyên gia, bắt nạt trẻ em trên môi trường mạng đê’ lại di chứng đặc biệt nặng nề hon so vói bắt nạt học đường.
Các hành vi xâm hại trẻ em, học sinh trên môi trường mạng đáng phải lưu ý như: kẻ xấu thực hiện những hành vi xâm hại tình dục bằng nhiều hình thức (lập phòng Chat ảo, thiết lập hoặc tham gia các trang web, diễn đàn gạ gẫm, tán tỉnh, làm quen, lôi kéo trẻ em tham gia vào các quan hệ tình dục trực tiếp hoặc không trực tiếp; yêu cầu trẻ em phô bày các bộ phận kín trên cơ thê’ rồi phát livestream, thu thập hình ảnh về cơ thê’ trẻ em và sử dụng nhằm xâm hại tình dục…). Không chỉ vậy, các em cũng có nguy cơ tiếp xúc vói những video, hình ảnh khiêu dâm hay những thông tin sai lệch; không ít trẻ em vô tình tiết lộ thông tin cá nhân, bị dọa nạt, tống tiền, ép quan hệ tình dục, tham gia các hoạt động phi pháp, thậm chí có em phải đối mặt vói nguy cơ bị bắt cóc, buôn bán người…
Ảnh hưởng xâu đến môi quan hệ trong gia đình
Hầu hết các bậc cha mẹ hiện nay có ít thời gian dành cho con cái của họ, do áp lực về thời gian làm việc nên ít có thời gian đê’ trò chuyện hay chơi với con. Vì vậy, vào cuối ngày, các bạn học sinh thường thoải mái chơi game, xem truyền hình, chat vói bạn bè trên Facebook, truy nhập những trang web có nội dung không lành mạnh trong khi bố mẹ đang bận vói công việc gia đình. Dần dần, chúng cảm thấy không thê’ thiếu và rời xa được những thói quen này, cảm giác gần gũi, trò chuyện vói bố mẹ sẽ dần mất đi. Đến lúc đó, học sinh sẽ thụ động, thậm chí việc khiến trẻ nghe lời trở thành một điều rất khó khăn đối với bất kỳ bậc phụ huynh nào.