Trong suốt quá trình hình thành và phát triển từ những ngày đầu của chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở luôn được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và ngành Công an; sự giúp đỡ, cộng tác, phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đây là sự kế thừa và vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo truyền thống dựng nước, giữ nước của ông cha ta, đó là tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, chiến tranh du kích… Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và tổ chức phát huy cao nhất vai trò của các lực lượng nòng cốt ở cơ sở trong bảo vệ an ninh, trật tự, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, nhất là tập hợp tất cả tầng lớp nhân dân vào những tổ chức quần chúng tham gia kháng chiến, như: Hội Cứu quốc, Hội Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân… Người yêu cầu: “Toàn quốc đồng bào, bất kỳ già trẻ, gái trai, bắt kỳ giàu nghèo, quý tiện, đều phải vào các Hội Cứu quốc. Đoàn kết được chặt chẽ, giải phóng sẽ thành công” , “Muốn kháng chiến lâu dài đề tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới thắng lợi cuối cùng” .
Thực tiễn hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và trải qua thời kỳ khôi phục, xây dựng đất nước sau ngày giải phóng cũng đã chứng minh vai trò và những đóng góp đặc biệt quan trọng của hệ thống chính trị cơ sở nói chung và lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở nói riêng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ đổi mới, do tác động đan xen của nhiều yếu tố, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở ngày càng cao, nhất là trong bối cảnh các vấn đề phức tạp phát sinh liên quan đến đất đai, tranh chấp, khiếu kiện, dân tộc, tôn giáo và tội phạm hình sự, vi phạm pháp luật… tại địa bàn cơ sở diễn biến khó lường, với nhiều biểu hiện mới mang tính “phi truyền thống”, khó nhận diện và giải quyết.
Trước tình hình đó, Đảng ta đã kịp thời có nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách đế lãnh đạo sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, trong đó có xây dựng, củng cố, phát huy vai trò của cấp cơ sở nói chung, lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự ồ cơ sồ nói riêng qua việc ban hành một số văn bản, như: Nghị quyết số 17-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn; Chỉ thị số 09/CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong tình hình mới, đề ra yêu cầu điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, chế độ, chính sách để tạo điều kiện cho lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đề ra một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp về khoán kinh phí chi trả phụ cấp đế giảm dần số lượng những người hoạt động không chuyên trách; Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dần chủ ở cơ sở; Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đề ra yêu cầu tiếp tục đổi mối, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 08-NQ/ĐUCA, ngày 01/8/2017 của Đảng ủy Công an Trung ương về tiếp tục hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Luật lực lượng trị an cơ sở; Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 01-NQ/TW, ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia. Đảng ta xác định rõ quan điểm và yêu cầu: “Giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh quốc gia phải từ cơ sở” và “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ” .
Từ kinh nghiệm đúc rút trong thực tiễn và quá trình tổng kết, đánh giá sâu sắc việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội (2011 – 2020), Đại hội XIII đánh dấu nhiều bước ngoặt, điểm mới về tư duy lý luận trong lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội; trong đó, có tăng cường vai trò ở cấp cơ sở đối với thực hiện các mục tiêu phát triển, như: “Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở” ; “Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư” …
Đặc biệt, trong Văn kiện Đại hội XIII thể hiện tư duy mới của Đảng về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đế bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia – dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lần đầu tiên vấn đề xây dựng lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự rộng rãi, hướng về cơ sở được ghi nhận: “Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu và dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp trên các vùng, miền, trên biển. Quan tâm xây dựng lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn xã hội cơ sở đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở” . Quan điểm này tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của địa bàn cơ sở nói chung, bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở nói riêng; đồng thời là cơ sở chính trị quan trọng, định hướng chiến lược tổng thể để xây dựng lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở vững mạnh toàn diện.
Như vậy, bằng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng thông qua các nghị quyết quan trọng về bảo đảm an ninh, trật tự, đã thể hiện sự khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Việc xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng này là vô cùng cần thiết, thực hiện nghiêm túc quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế nhà nước; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở.