Bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách là các lực lượng tham gia bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở. Theo quy định của pháp luật hiện nay, các quyền, nghĩa vụ của lực lượng trên được quy định tại các văn bản pháp luật khác nhau, như: Nghị định số 38/2006/NĐ-CP, ngày 17/4/2006 về bảo vệ dân phô’, Pháp lệnh Công an xã năm 2008, Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001, Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2013.
– Lực lượng bảo vệ dân phố.
Nghị định số 38/2006/NĐ-CP, ngày 17/4/2006 của Chính phủ về bảo vệ dân phố đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với bảo vệ dân phôi Theo đó, tại khoản 1. Điều 2 quy định vị trí, chức năng của bảo vệ dân phố nêu rõ: Bảo vệ dân phô’ là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, được thành lập ở các phường, thị trấn (sau đây gọi chung là phường) nơi bố trí lực lượng Công an chính quy, do ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập. Bảo vệ dân phố có trách nhiệm làm nòng cốt trong việc thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực hiện một số biện pháp công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn .
Về nguyên tắc hoạt động của bảo vệ dân phố tại Điều 3 cũng nêu: Bảo vệ dân phô’ chịu sự lãnh đạo toàn diện của đảng ủy phường, sự giám sát của hội đồng nhân dân phường, sự quản lý, điều hành của ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường.
Mọi hoạt động của bảo vệ dân phố được thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa của bảo vệ dân phố để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân .
Về nhiệm vụ (được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định số 38/2006/NĐ-CP. ngày 17/4/2006 của Chính phủ về bảo vệ dân phố và được hướng dẫn bởi Mục II Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT- BCA-BLĐTBXH-BTC, ngày 01/3/2007 của Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính):
+ Nắm tình hình an ninh, trật tự, phát hiện các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, các vụ vi phạm hành chính, vi phạm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phường; phản ánh cho cơ quan Công an và ủy ban nhân dân phường, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn; tham gia hòa giải, giải quyết kịp thời không để những hậu quả xấu xảy ra.
+ Phố biến, tuyên truyền nâng cao cảnh giác, ý thức phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự nhằm vận động nhân dân trong phường tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy tắc, quy ước, nội quy về bảo đảm an ninh, trật tự; tham gia xây dựng phường, cụm dân cư, hộ gia đình an toàn về an ninh, trật tự, không có tội phạm, tệ nạn xã hội.
+ Đôn đốc, nhắc nhở nhân dân trong phường chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; sử dụng, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ tùy thân khác; quy định về đăng ký hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự, an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
+ Vận động nhân dân tham gia cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ và quản lý những người đã chấp hành xong hình phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trung tâm cai nghiện người chưa thành niên phạm tội, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đang trong diện quản lý, giáo dục tại phường. Vận động thuyết phục người thân của các đối tượng đang bị truy nã, trốn thi hành án, đối tượng phạm tội đang lẩn trốn đế tác động họ ra đầu thú.
+ Khi có vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra trong địa bàn, phải kịp thời có mặt và tìm mọi cách báo ngay cho Công an phường; bảo vệ hiện trường, tham gia sơ cứu người bị nạn, giải cứu con tin; bắt, giữ người phạm tội quả tang; tham gia chữa cháy, cứu tài sản và thực hiện các công việc khác theo sự phân công, hướng dẫn của ủy ban nhân dân và Công an phường.
+ Phối hợp với lực lượng dân phòng và bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn đề bảo đảm an ninh, trật tự theo chỉ đạo của ủy ban nhân dân và Công an phường. TỔ chức tuần tra, kiểm soát và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
Về quyền hạn (được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định số 38/2006/NĐ-CP và được hướng dẫn bởi Mục III Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT- BCA-BLĐTBXH-BTC):
+ Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.
+ Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với ủy ban nhân dân, Công an phường đế có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự, an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.
+ Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng đế truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.
+ Sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Nghị định số 38/2006/NĐ-CP cũng quy định về lề lối làm việc, chính sách, khen thưởng, kỷ luật, trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, đoàn thể, đơn vị, tổ chức và mọi công dân trong tổ chức, bồi dưỡng, đào tạo, xây dựng, thực hiện chế độ, chính sách và hỗ trợ, giúp đỡ bảo vệ dân phố thực thi nhiệm vụ.
– Lực lượng dân phòng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, dân phòng là một trong bốn lực lượng nòng cốt của hoạt động phòng cháy, chữa cháy. Khi xảy ra cháy nổ, lực lượng dân phòng có mặt đầu tiên ở hiện trường, trực tiếp tham gia giải quyết các tình huống ngay từ khi mới phát sinh, trước khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có mặt. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của lực lượng dân phòng được quy định tại Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2013. Theo đó, lực lượng dân phòng có nhiệm vụ:
1) Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
2) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy;
3) Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
4) Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
5) Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.
Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng ban hành các thông tư quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành (Thông tư số 100/2020/TT-BCA, ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an); phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thông tư liên tịch về chế độ đối với một số người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy (Thông tư liên tịch số 52/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BCA, ngày 10/12/2015). Gần đây nhất, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BLĐTBXH, ngày 30/6/2021 Hướng dẫn chế độ đối với một số người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy. Đáng chú ý, tại Chương II của Thông tư đã quy định cụ thể, chi tiết chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy bị tai nạn, bị thương, bị chết; đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy.
– Lực lượng Công an xã bán chuyên trách:
Pháp lệnh số 06/2008/PL-UBTVQH12, ngày 21/11/2008 của ủy ban Thường vụ Quốc hội – Pháp lệnh Công an xã, tại Điều 3. Vị trí, chức năng của Công an xã, quy định: “Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh TỔ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã. Công an xã có chức năng tham mưu cho cấp ủy đảng, ủy ban nhân dân cùng cấp về công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn xã; thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, các biện pháp phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật” . Tại Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an xã, khẳng định: “Công an xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của ủy ban nhân dân cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên. Hoạt động của Công an xã tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân” .
Cũng tại Điều 9 Pháp lệnh số 06/2008/PL- UBTVQH12 và được hướng dẫn chi tiết tại Chương 2 Thông tư số 12/2010/TT-BCA, ngày 08/4/2010 của Bộ Công an đã nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã như sau:
1) Nắm tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy đảng, ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.
2) Làm nòng cốt xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự trên địa bàn xã theo thẩm quyền.
3) Tham mưu cho ủy ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
4) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã.
5) Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
6) Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.
7) Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã; dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp.
8) Xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
9) Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự.
10) Trong trường hợp cấp thiết, để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm, được huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân và phải trả lại ngay phương tiện được huy động khi tình huống chấm dứt và báo cáo ngay với chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp. Trường hợp có thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc bị chết thì được giải quyết theo chính sách của Nhà nước.
11) Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và thực hiện một số biện pháp công tác công an theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an để bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn xã.
12) Tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân; luyện tập, diễn tập thực hiện các phương án quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố nghiêm trọng khác.
13) Xây dựng lực lượng Công an xã trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ chức và nghiệp vụ.
14) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật .
Ngoài các điều khoản trên, Pháp lệnh cũng quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã, Công an viên; bảo đảm điều kiện hoạt động, gồm bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, nơi làm việc, trang bị, trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận, đào tạo, huấn luyện, tiền lương, phụ cấp và chế độ, chính sách đối với Công an xã.