Nguy cơ về lừa đảo, lợi dụng thông tin cá nhân của học sinh trên internet

Học sinh sử dụng mạng Internet chưa có ý thức bảo vệ quyền riêng tư, bảo vệ các thông tin cá nhân thì sẽ phải đối mặt vói vô số các nguy co bị lây thông tin cá nhân. Lộ thông tin cá nhân, nhất là số điện thoại di động, tên tài khoản trên các mạng xã hội Facebook, Instagram,… khiến người sử dụng gặp rắc rối vì tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo,… Nhiều kẻ lừa đảo trên mạng đã sử dụng ảnh thật của học sinh trên mạng xã hội để tạo nên những tài khoản giả mạo, lừa chính bạn bè, người thân của họ. Thậm chí, từ những thông tin trên ảnh như họ tên người thân, tên trường học, khu nội trú, phương tiện tham gia đến trường, tuyến đường hay đi,… cũng có thế trở thành thông tin hữu ích đối vói tội phạm mạng khi người sử dụng đăng tải công khai trên mạng xã hội. Tội phạm mạng có thể sử dụng chính những thông tin do chính chủ tự nguyện cung cấp đê’ đe dọa tống tiền, bắt cóc hoặc lừa đảo người sử dụng chuyến tiền vào tài khoản của tội phạm. Các chiêu trò lừa đảo trên Internet có thể kế đến:

Giả mạo tên bạn bè đê lừa tiền trên Zalo

Hiện nay, các bạn học sinh đang dần quen với việc dùng Zalo để lập nhóm làm bài tập hoặc bài thuyết trình các môn học trên lóp. Việc học nhóm có thể thực hiện ở bất cứ noi đâu, bất cứ lúc nào, ngay cả khi không gặp nhau trực tiếp. Vói tình hình dịch bệnh COVID-19 còn kéo dài, diễn biến khó lường như hiện nay, Zalo còn có một công dụng là mở các lớp học Online. Chỉ cần có số điện thoại hoặc tên tài khoản Zalo, lớp trưởng và các bạn khác đã có thế chủ động thêm hoặc bót thành viên vào nhóm lớp mình. Và đây cũng chính là một lỗ hổng khiến cho các em học sinh dễ bị lừa đảo qua Zalo. Đã có rất nhiều trường hợp, các em học sinh bị một đối tượng sử dụng tài khoản Zalo giả mạo danh tính của bạn bè trong lóp, đặc biệt là các bạn cán sự lớp để lừa tiền, chiếm đoạt tài sản. Ví dụ cụ thể, đối tượng sử dụng một tài khoản Zalo có tên và hình ảnh đại diện trùng vói tên của bạn lóp trưởng, sau đó yêu cầu kết bạn. Vì cho rằng là bạn cùng lóp nên các bạn học sinh khác nhanh chóng kết bạn mà không hề có sự đề phòng. Tuy nhiên, ngay sau đó, tài khoản giả mạo này bịa ra rất nhiều lý do, thu tiền quỹ lóp phục vụ cho các hoạt động tập thê’,… vói số tiền mỗi thành viên lớp phải đóng lên tói 500 nghìn đồng, chuyến vào số tài khoản do đối tượng lập sẵn. Phải đến lúc gặp gỡ, trao đối hoặc đi học trực tiếp các em mới phát hiện đó là hành vi giả mạo đê’ lừa đảo. Do đó, lời khuyên được đưa ra là các em học sinh khi tham gia sử dụng mạng xã hội nên hạn chế chia sẻ nhiều thông tin đời tư của mình trên Internet, bởi đó là con dao hai lưỡi, giúp cho nhiều kẻ lừa đảo có thê’ trục lợi bất cứ lúc nào.

READ  Nguyên nhân nghiện Internet của học sinh

Giả mạo Fanpage, bán hàng giá rẻ để trục lợi

Gần đây, rất nhiều Fanpage mang tên “na ná” các thưong hiệu bán lẻ lớn ở Việt Nam, các trung tâm đào tạo dạy và học Online nổi tiếng cho các bạn học sinh để dụ dỗ khách hàng thích và theo dõi trang nhằm trục lợi. Đáng chú ý, các đối tượng làm Fanpage giả mạo này còn sử dụng logo, hình ảnh và thậm chí chia sẻ các bài viết trên trang chính thức để dẫn dụ người dùng xem và thích trang Fanpage giả mạo. Đế thu hút thêm lượt quan tâm, các đối tượng giả mạo trang Fanpage này còn đưa ra nhiều chiêu trò, đánh vào sự cả tin, ngây thơ của các bạn học sinh. Chẳng hạn, chúng tung tin xả hàng laptop giá 1 triệu đồng nhân dịp khai giảng năm học mói cho các bạn học sinh, yêu cầu đơn giản chỉ cần “thích”, chia sẻ và đê’ lại bình luận màu sắc yêu thích là có thê’ mua được sản phẩm hoặc đăng ký khóa học, luyện thi Online với mức giá hỗ trợ học sinh,…

Một đại diện trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin – điện từ, viễn thông tại Việt Nam cho biết, các đối tượng dùng tên của người nôi tiếng hoặc các thương hiệu nối tiếng đê’ tạo Fanpage vói mục đích tăng lượng người quan tâm và theo dõi nhanh chóng. Nếu có khả năng tạo ra nội dung tốt sẽ củng cố thêm niềm tin đối vói người theo dõi và từ đó lôi kéo thêm nhiều người quan tâm, tăng lượng theo dõi. Tất nhiên, khi lượng theo dõi lớn sẽ đồng nghĩa vói việc tạo ra giá trị cho trang Fanpage và dùng vào các mục đích kiếm lợi nhuận, chẳng hạn bán và chuyên đổi tên Fanpage với mục đích khác, kiếm tiền, quảng cáo,… FTinh thức này cũng đang gia tăng việc giả mạo thông tin trên Internet, gây ảnh hưởng, nhiễu loạn thông tin và người dùng cần cảnh giác hơn.

READ  Trách nhiệm bảo vệ học sinh trên môi trường mạng

Đại diện các Fanpage chính thống cho biết, ngoài Fanpage chính thức, các Fanpage có tên khác đều là giả mạo, do đó, người dùng cần tỉnh táo lựa chọn và bẩm theo dõi bất cứ Fanpage nào. Đối vói người nổi tiếng, hầu hết sẽ có dấu xác nhận để biết rằng, đó là Fanpage chính thức của họ. Người dùng có thê’ dựa vào dấu xác nhận đểbiết rõ đâu là Fanpage chính thức.

Chiêu lừa học bổng cho học sinh

Hằng năm, nhiều tổ chức quốc tế, trường đại học, tô’ chức từ thiện và cơ quan tài trợ khác cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính cho những học sinh xuất sắc nhung không có đủ điều kiện về tài chính. Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều học sinh muốn tham gia học tập tại nước ngoài trong khi mức chi phí cho việc du học ngày càng tăng thì các chiêu trò lừa bịp, gian lận cũng tăng lên. Những chiêu trò này chủ yếu đến từ các thông tin du học, học bổng tràn lan trên mạng Internet bởi đây là nơi các học sinh tìm kiếm học bống phô’ biến nhất. Tuy nhiên, người sử dụng thường được yêu cầu cung cấp một số thông tin chung hay chi tiết đăng ký, tài khoản cá nhân,… Đây chính là điếm mà rất nhiều kẻ xấu muốn lợi dụng đê’ đánh cắp các thông tin hoặc thậm chí là tiền bạc. Cổng thông tin du học và học bổng Hotcourses Việt Nam đã đưa ra cảnh báo rủi ro khi tìm kiếm các thông tin này.

READ  Tác động tiêu cực của Internet đối với học sinh

Tại Mỹ đã có báo cáo về những kẻ lừa đảo tạo ra các trang web như là nhà cung cấp học bổng. Mỗi năm khoảng 1 triệu USD bị mất do những trang web này lừa. Tờ ưs News & Worlã Report cảnh báo học sinh quốc tế khi nộp đơn xin học bổng tại Mỹ tuyệt đối không đồng ý vói các yêu cầu trả tiền cho việc đăng ký hay tìm kiếm những thông tin học bổng.

5/5 - (11 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *