Ngôn ngữ sử dụng trên Internet của học sinh

Việc giói trẻ nói chung và các em học sinh nói riêng sử dụng ngôn từ trên mạng xã hội khi viết dòng trạng thái, tán gẫu, bình luận theo những cách riêng của họ đang được xem như một sự thê’ hiện cá tính hay sự khác biệt vói những người khác trong cộng đồng mạng.

Kết quả từ cuộc khảo sát cho thây, bộ phận học sinh thường sử dụng hoàn toàn tiếng Việt đế giao tiếp trên mạng xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất (45,7%). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tiếng Việt dùng đê giao tiếp trên mạng xã hội của học sinh hiện nay không thuần nhất như vốn tiếng Việt truyền thống mà họ đã tự “sáng tạo” cho mình một kiểu/loại ngôn ngữ riêng không theo quy chuẩn của tiếng Việt, được gọi nôm na là ngôn ngữ tuổi teen. Trong nhiều trường hợp, tiếng Việt được các bạn trẻ thay đổi từ cách viết đến cấu trúc câu, hay cổ tình viết chệch âm, sai lỗi chính tả,… Đó là các dạng thức ngôn ngữ được tạo ra bằng cách thay đổi từng chi tiết của các chữ cái tiếng Việt, với việc kết hợp tiếng Việt với ngôn ngữ khác (tiếng Anh…) (38,8%) hay những cách viết sáng tạo, viết tắt, sử dụng tiếng lóng hoặc kết hợp nhiều loại ký hiệu khác nhau (29,7%). Tất cả những sự tự “sáng tạo” ấy có thể xem như cách thê’ hiện sự khác biệt của học sinh trên mạng xã hội. Ví dụ, hiện có thể dễ dàng bắt gặp một số xu hướng sử dụng ngôn ngữ của giói trẻ đê’ diễn đạt lời nói, cảm nghĩ, ý tưởng,… của mình trên mạng xã hội như sau: diễn đạt theo xu hướng đơn giản hóa như: wá (quá), wen (quen), wên (quên), u (bạn, mày), ni (nay), gato (ghen ăn tức ở)… hay diễn đạt theo xu hướng phức tạp hóa ngôn ngữ: dzui (vui), thoai (thôi), nóa (nó), đóa (đó), dzìa (về), roài (rồi),… hoặc cố tình viết chệch âm nhằm tạo sự vui vẻ, tinh nghịch trong lời nói như: hem (không), lun (luôn), bùn (buồn), bitk? (biết không?), xiền (tiền),… Một sổ khác thích sử dụng các từ tiếng Anh viết tắt để diễn đạt như: tks=thanks (cảm ơn), pm=private message (nói chuyện riêng),… Liên quan đến những hiện tượng ngôn ngữ trên, cơ quan tiếp thị truyền thông xã hội Ôxtrâylia đã từng bình luận rằng, học sinh sử dụng các chữ viết tắt như là một chiến thuật để đấy nhanh tốc độ trong giao tiếp văn bản, trong khi một số khác thì dùng chúng như một mật mã đê’ những người lớn tuổi không thê hiểu.

READ  Địa điểm, cách thức học sinh truy nhập Internet

Nhận định về các kiểu/loại ngôn ngữ riêng mà giói trẻ đã “sáng tạo” và sử dụng làm công cụ giao tiếp trên mạng xã hội hiện có không ít người phê phán, cho rằng đó là thứ ngôn ngữ xa lạ vói tiếng phố thông, thậm chí là làm mất đi sự trong sáng, cái hay, cái đẹp của tiếng Việt, do vậy, cần phải có giải pháp khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, một số quan điểm lại nhìn nhận đó là nhu cầu phát triển ngôn ngữ tất yếu của giói trẻ trong xã hội hiện đại và ở góc độ nào đó thì hiện tượng này cũng cần được thừa nhận. Mặc dù vậy, những động thái hướng tói việc giảm thiểu những tiêu cực của loại ngôn ngữ mang phong cách ngôn ngữ tuổi teen này cũng cần được quan tâm.

Vói sự phát triển mạnh mẽ trong gần chục năm trở lại đây, các trang mạng xã hội ở Việt Nam như Facebook, YouTube, Zalo, Zingme,… ngày càng thu hút đông đảo thành viên tham gia, trong đó đại đa số là học sinh. Có thế nói, mạng xã hội ra đời là một trong những bước tiến của các phương tiện truyền thông mói, bởi thực sự nó đã mang đến nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu, mục đích vô cùng đa dạng của mỗi cá nhân, từ công việc, học tập, kinh doanh, đặc biệt là khả năng mở rộng cũng như thiết lập các mạng lưới giao tiếp một cách nhanh chóng mà không bị giói hạn về không gian, thời gian vói chi phí rẻ nhất. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng trở thành một kênh giải trí hoàn hảo khi trở thành nơi lý tưởng đế học sinh giải tỏa áp lực trước những vâh đề mà họ phải đối mặt trong cuộc sổng hằng ngày. Trước hàng loạt tiện ích ấy, mạng xã hội dường như đang trở thành người bạn đồng hành không thê’ thiếu trong cuộc sổng thường nhật của học sinh. Mặc dù sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến bộ phận này đang được nhìn nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau, song dù thế nào cũng cần thừa nhận những bước tiến khả quan của các trang mạng xã hội ở Việt Nam vói số lượng người sử dụng có thế tiếp tục gia tăng trong tương lai.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *