Mục đích sử dụng là nhân tố quan trọng chi phối việc sử dụng, lựa chọn các hoạt động Internet của học sinh. Mục đích càng đa dạng thì nội dung truy nhập càng phong phú. Việc truy nhập Internet của học sinh có thê’ chia thành các nhóm mục đích cơ bản như sau:
- Tìm kiếm tài liệu học tập
- Giải trí
- Giao lưu, kết bạn,…
Vói thời gian học tập căng thẳng như hiện nay thì giải trí là một biện pháp hữu hiệu đê’ giải tỏa áp lực của học sinh chiếm khoảng 60%. Vói các hình thức, hoạt động giải trí phong phú, phù hợp vói tâm lý ưa thích khám phá thì mạng Internet đã được học sinh khai thác triệt đê’ nhằm thoả mãn mục đích giải trí.
Nhìn chung, mục đích lớn nhất chi phối hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh là giải trí thông qua việc xem phim, nghe nhạc, sử dụng Facebook, chơi game trực tuyến,… Tiếp đến là những hoạt động phục vụ mục đích giao tiếp, giao lưu, kết bạn, trao đổi thông tin của học sinh. Việc sử dụng mạng Internet nhằm tìm kiếm thông tin, kiến thức học tập không phải là mục đích hàng đầu khi học sinh sử dụng Internet. Đồng thời, yếu tố giói tính cũng tác động lớn đến việc lựa chọn nội dung truy nhập của các em, cụ thê’ là học sinh nam có tỷ lệ lựa chọn nội dung liên quan đến học tập, giải trí nhiều hon các học sinh nữ, ngược lại các học sinh nữ có xu hướng truy nhập mạng Internet đê’ giao lưu kết bạn lớn hon các học sinh nam. về nội dung truy nhập, các học sinh nam thường truy nhập Internet đế chơi game, nghe nhạc, trong khi các bạn nữ truy nhập vói nội dung đa dạng hơn, bao gồm tìm kiếm tài liệu học tập, bạn bè, xem phim và các thông tin liên quan đến thời trang, sức khỏe giói tính. Đông thời, yếu tố bạn bè cũng là yếu tố tác động lớn nhất đến nội dung các em truy nhập khi sử dụng mạng Internet.
Hoạt động thường xuyên ưa thích hàng đầu của học sinh là nghe nhạc (73%), tiếp đến là chat (41%) và 36% học sinh sử dụng Internet để chơi game trực tuyến.
Rõ ràng, giao tiếp cũng là mục đích quan trọng khi học sinh sử dụng Internet, số liệu cho thấy học sinh dùng Internet đế chat chiếm 41%. Tâm lý lứa tuổi quy định sở thích giao tiếp. Điều này lý giải tại sao học sinh ưa thích các hoạt động giao tiếp trên mạng như gừi, nhận thư, Chat. Với thời gian học tập căng thẳng như hiện nay thì việc sử dụng Internet vói mục đích giải trí là một biện pháp hữu hiệu đê’ giải tỏa áp lực cho học sinh.
Qua kết quả nghiên cứu khảo sát những nội dung mà các em tham gia truy nhập, tác giả nhận thấy, nhìn chung, Internet xuất hiện và phát triển đã thu hút rất đông các em tham gia truy nhập. Nhưng việc sử dụng và truy nhập vào những trang web bô’ ích phục vụ học tập, nâng cao tri thức vói học sinh dường như không phải là mục đích lên mạng của các em. Hâu hết Internet chỉ được sử dụng như một công cụ giải trí đơn thuần.
Đối vói học sinh phô’ thông, nhất là học sinh trung học cơ sở, nhu cầu tìm hiểu những kiến thức bên ngoài chương trình học chưa cao như ở các lứa tuổi khác. Khi tìm đến Internet, mục đích thực sự, chủ yếu nhất của các em vẫn chỉ là đế giải trí (79%). Giải trí một cách hợp lý, vừa phải là điều rất có ích, cần thiết đối với học sinh. Tuy vậy, điều đáng nói ở đây là có nhiều trường hợp những mục đích chính đáng khác bị hoạt động giải trí lấn át. Ví dụ, đã có em nói rằng: Mỗi khi vào mạng em hay nghĩ trước mình vào web xem tin tức để biết nhiều thứ hoặc vào các trang tiếng Anh học hỏi thêm, chỉ chơi game một lúc thôi, nhưng rồi lại ngồi liền tù tì hoặc có khi gặp bạn Chat luôn, chẳng làm được gì cả!.
Đây là tình trạng rất phô’ biên ở nhiều người và càng phô’ biến hơn đối với học sinh, bởi thế giới các game trực tuyến ngày càng phong phú, có sức hấp dẫn mạnh mẽ hơn là những kiến thức bô’ ích, thậm chí là khó cưỡng lại được. Sức hấp dẫn ấy khiến người truy nhập mạng cho dù muốn hành vi này của mình là có ích, đem lại một kết quả nào đó mà mình mong đợi nhưng cuối cùng lại không đạt được (hành động tự thân chứ không phải hành động duy lý). Theo thuyết hành vi, có thê’ giải thích điều này bằng sự “say mê” của học sinh đối với Internet. Vì sự say mê quá mức, các em có những hành vi, hành động “phi lý” nhưng xét về mặt nào đó vẫn có ý nghĩa của nó – đáp ứng nhu cầu giải trí – một nhu cầu chính đáng của học sinh.
Do đặc trung của Internet là một phương tiện hiện đại, không chỉ cho phép người sử dụng thực hiện nhiều mục đích mà còn có thê’ có nhiều hoạt động cùng một lúc nên việc sử dụng những tiện ích ấy như thế nào để mang lại lợi ích cũng là một vẩh đề đối vói học sinh phô’ thông. Các em có thê’ sử dụng linh hoạt, cùng lúc đạt được nhiều mục đích nhưng cũng có thê’ bị cuốn hút đến mức quên mất mục đích chính của mình vào mạng đê’ làm gì. Điều đó tạo ra độ chênh giữa mục đích sử dụng và hành vi thực sự diễn ra khi các em truy nhập mạng,…