Một trong những hướng nghiên cứu nổi bật của các đề tài trong và ngoài nước liên quan đến Facebook là đặc điểm tâm lý của người sử dụng. Sau đây là một số biếu hiện:
Thứ nhất, sau khi đăng một dòng trạng thái trên trang cá nhân, 47% số học sinh được hỏi mong muốn có nhiều người bình luận về thông tin của mình và cũng cùng tỷ lệ đó chỉ viết trạng thái vì thích chứ không mong muốn gì. Qua đó cho thấy, học sinh không quá tập trung vào sự nối bật của mình trên Facebook thông qua những thông tin cá nhân. Tương tự, có đến 81% câu trả lời là “bình thường”, trong khi đó chỉ có 12% cảm thấy bứt rứt, khó chịu và 7% cho rằng mình thoải mái vói việc một ngày không thê’ truy nhập vào Facebook.
Thứ hai, vói câu hỏi về thói quen đăng tâm trạng (status), câu trả lời thu được thật sự không nổi bật, cụ thê’ như sau: 37% có chú ý chình sửa hình ảnh và viết nội dung cẩn thận trước khi đăng, 30% thê hiện tâm trạng vào bất cứ thời điểm nào, 20% viết ra bất cứ ý nghĩ nào trong đầu và 19% chụp ảnh rồi đăng ngay kèm một vài chú thích.
Thứ ba, một nửa số học sinh được hỏi thường đọc kỹ và ngẫm nghĩ trước khi bấm nút “Thích” hoặc “Bình luận”. Tuy vậy, vẫn có nhiều em (41%) có thói quen bấm nút “Thích” ngay khi vừa bắt gặp những thông tin mình quan tâm.
Tóm lại, đa phần các bạn học sinh tiếp cận và sử dụng Facebook với biểu hiện tâm lý không quá cuồng nhiệt. Các bạn quan tâm, yêu thích mạng xã hội này một cách chừng mực và cũng cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thế hiện “cái tôi” trong thế giói ảo. Đây được xem là những yếu tố tích cực trong xu hưóng của học sinh, biết lựa chọn, yêu thích những sản phẩm và ứng dụng thực tế, nhưng không quá lệ thuộc vào chúng mà dẫn đến những bất ổn về mặt tâm lý.